Cập nhật gần đây
latest

Đầu trang 1 - 728x90

468x60

Thứ Ba

Hóa ra cỗ máy thời gian thực sự tồn tại ngoài đời, chỉ là hơi khác so với trí tưởng tượng của bạn mà thôi

Hầu hết chúng ta từng ít nhất một lần mơ mộng rằng, một ngày nào đó có thể nhảy lên cỗ máy thời gian trở về những thời điểm xa cmn xưa. Đôi khi chỉ muốn sửa chữa sai lầm mình gây ra, hoặc cũng chỉ để tận mắc nhìn coi khủng long thật sự trông như thế nào.

Thế nhưng ước mơ đó sẽ chỉ mãi là viển vông bởi, bên cạnh các Nghịch lý và Luật nhân quả thì quy luật: Mũi tên thời gian chính là bức tường lớn nhất mà nhân loại sẽ mãi ngước nhìn.

Liệu một ngày nào đó, con người có thể chạm được vào thời gian?

Tưởng chừng như, cỗ máy thời gian quay về quá khứ chỉ tồn tại trên phim ảnh thế nhưng, nó thật sự tồn tại ngoài đời, chỉ là nó hơi khác so với trí tưởng tượng của bạn mà thôi, không chỉ vậy nó còn giúp bạn nhìn về quá khứ xa thiệt là xaaaa, đến mức chỉ cách Big Bang mấy trăm củ năm mà thui. Bạn méo tin ư? Vậy thì hãy cùng đi đến cuối bài viết này nhé!

Phép màu là thứ mà khoa học không giải thích được, nhưng với tôi, khoa học là thứ phép màu kỳ diệu nhất mà tôi từng biết. - Trích dẫn của tôi, một người ngẫu nhiên trên internet, không phải là một nhà khoa học. - Từ Spideum.

Giờ thì bắt đầu lun nào. 👀💪

Hiện tại hay quá khứ?


Với những nhà khoa học thì người ta cho rằng, nên coi những gì quan sát được ở hiện tại là... Hiện tại.

Vâng, hẳn là cảm nghĩ của bạn lúc này kiểu: Ơ không hiện tại thì là cái quần què gì??? Ngáo đá à??? Rất rất là nhiều dấu hỏi đằng sau bạn đúng không. 😆

Cơ mà khoan đã, vì dưới dưới đây là cách nhìn của khoa học về hiện tại.

Có thể bạn chưa biết, những gì bạn nhìn thấy ngay tại lúc đọc bài viết này đều không phải hiện tại, mà là hình ảnh từ quá khứ. Cụ thể là khoảng 3 nano giây trước.


Khi bạn nhìn thấy bất kỳ thứ gì đó không có nghĩa bạn đang thấy nó, đúng hơn là tia sáng từ vật đó truyền vào mắt bạn. Ví dụ bạn có một cục cứt, sỡ dĩ bạn nhìn thấy nó là do ánh sáng từ nhiều nguồn phát ra khiến nó phản chiếu vào mắt bạn, có thể là từ áng sáng mặt trời, đèn điện... Nhưng nếu bạn ở trong một căn phòng tối đen như mực thì lẽ dĩ nhiên, bạn sẽ chẳng bao giờ thấy được cục cứt ấy đúng không nào. 😉😉

À mà nếu cục cứt mới ra lò còn nóng hổi, bạn có thể nhìn thấy nó qua camera nhiệt nhé.

Ùmmmm... Đừng để ý đến bức hình này

Ở quy mô vũ trụ ánh sáng luôn là kẻ dẫn đầu về tốc độ, tuy vậy vận tốc của nó cũng chỉ ở mức hữu hạn. Và không phải mọi người đều biết, sự hữu hạn đó ảnh hưởng thế nào tới nhận thức của chúng ta về không gian và thời gian.

Vận tốc của ánh sáng đạt 299.792.458 m/s, hiểu đơn giản là là quãng đường mà ánh sáng di chuyển được trong 1 giây, gọi là 1 giây ánh sáng.

Mặt trời cách chúng ta khoảng 150 triệu km (tương đương khoảng 8 phút ánh sáng). Hay có thể hiểu là ánh sáng từ mặt trời mất 8 phút 19 giây để đi đến được trái đất. Nếu mặt trời bay lắc- à nhầm, bay màu thì phải mất hơn 8 phút những người ở trái đất mới biết điều đó.

Với những ngôi sao cách xa chúng ta hàng trăm, hàng nghìn năm ánh sáng mà bạn đang nhìn thấy trên bầu trời, thì tia sáng đó là của quá khứ, của hàng trăm, hàng nghìn năm trước. Mỗi khi bạn ngẩng đầu lên, bạn đang nhìn vào quá khứ của những ngôi sao. Và có khi hiện tại ngôi sao đó đã tắt, nhưng hàng trăm, hàng nghìn năm nữa bạn mới biết được.

Như vậy thì bạn đã hiểu vì sao, hiện tại mà bạn nhìn thấy chính là hình ảnh của quá khứ rồi đó.


Cỗ máy thời gian

Như bạn đã biết, muốn nhìn xa hơn trong vũ trụ thì bằng mắt thường gần như là không thể, cũng từ đó, lịch sử đã chứng kiến sự ra đời của phát minh mang tính vĩ đại nhất ngành khoa học, thứ giúp nhân loại quay ngược thời gian về thuở sơ khai của vũ trụ.

Cơ mà họ chẳng cần phải nhảy lên cỗ máy thời gian để làm vậy, khác với những bộ phim khoa học viễn tưởng. Thay vào đó, tất cả thứ họ cần là chế tạo những kính thiên văn cực mạnh để nhìn những vật thể xa xôi trong vũ trụ, bởi vì khi chúng ta nhìn lên bầu trời đầy sao kia chính là đang nhìn vào quá khứ!

James Webb, hay còn được biết đến là Kính viễn vọng không gian mạnh nhất ở thời điểm hiện tại, một cỗ máy thời gian đứt thịt.

Nhìn vào quá khứ, theo nghĩa đen, nhìn bằng mắt chứ không phải hồi tưởng lại, nghe cứ như một bộ phim viễn tưởng nhỉ? Và theo lý thuyết, nếu bạn có một thấu kính có đường kính không tưởng là 4,4 năm ánh sáng, bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy khủng long nếu đặt nó cách trái đất 65 củ năm ánh sáng. Đây cũng là lý do tại sao kính thiên văn hay còn được gọi là "Cỗ máy thời gian thiên văn".

Đắng lòng thay, đây sẽ là một câu chuyện khác vì thực tế lúc nào cũng phũ phàng, chiếc kính viễn vọng ấy sẽ mãi trên lý thuyết mà thôi. Bởi thứ như vậy không thể tồn tại do nhiều vấn đề lớn, trong số đó là nếu bạn đặt quá nhiều khối lượng vào chung một điểm, không gian xung quanh sẽ bị biến dạng, nó sẽ dần đổ sụp vào tâm và tạo ra một lỗ đen.

Với một vật thể có mật độ vật chất của thuỷ tinh, khoảng 2.5 gram/cc, quá trình này sẽ xảy ra rất nhanh. Thực tế, một quả cầu thuỷ tinh có bán kính 14 phút ánh sáng đã có đủ mật độ vật chất để tạo ra một lỗ đen.

Khi bạn nhìn lên bầu trời đêm, bạn có thể đang nhìn một ngôi sao không còn tồn tại! Chúng ta có thể vẫn còn nhìn thấy ngôi sao bởi vì, chúng ta chỉ đang nhận được ánh sáng mà chúng phát ra từ rất lâu!



Hashtag: Hóa ra cỗ máy thời gian thực sự tồn tại ngoài đời, chỉ là hơi khác so với trí tưởng tượng của bạn mà thôi

Không có nhận xét nào

⇦ Trang trước Trang sau ⇨ Trang chủ